Slider phụ 1 Slider phụ 2

Điểm G và hành trình gian nan mãi chưa đến hồi kết

Nhiều phụ nữ trên thế giới tin vào sự tồn tại của điểm G, tuy nhiên nó vẫn đang gặp phải nhiều tranh cãi trong giới khoa học. Hành trình gian nan từ chỗ phát hiện, chứng minh, bác bỏ, được công nhận của điểm G dường như vẫn chưa có hồi kết.

Điểm G là một vị trí nhiều nhạy cảm ở âm hộ được cho là góp phần mang lại khoái cảm cho người phụ nữ khi vùng này được kích thích. Hầu hết phụ nữ lẫn nam giới tin rằng điểm G này tồn tại và ra sức tìm cách tiếp cận nó để dễ dàng thăng hoa trong đời sống tình dục. Tuy nhiên giới khoa học lại không hoàn toàn tin vào điều này.

Điểm G từ khi được phát hiện…

Được phát hiện và nhắc tới lần đầu tiên năm 1944 trong một báo cáo của Nhà tình dục học, Bác sĩ người Đức Ernest Grafenberg – người đứng đầu nhóm nghiên cứu nhưng mãi đến năm 1981, thuật ngữ “điểm G” mới được đưa ra bởi Addiego và nhóm cộng sự của ông, phỏng theo tên của người phát hiện ra nó.

Thuật ngữ điểm G được đưa ra năm 1981, phỏng theo tên của người phát hiện ra nó.

Hình ảnh mô tả vị trí của điểm G

Từ sau khi thuật ngữ này được đưa ra, dư luận bắt đầu quan tâm đến nó nhiều hơn, nhất là sau khi cuốn sách nổi tiếng về tình dục của con người có tên là Điểm G và các khám phá mới về tình dục người (The G Spot and other recent discoveries about human sexuality) của tác giả Alice Kahn Ladas, Whipple và Perry do nhà xuất bản Holt, Rinehart, Winston phát hành năm 1982.

… đến khi nổ ra tranh cãi

Tuy nhiên, thuật ngữ “điểm G” bắt đầu khiến giới khoa học dậy sóng bởi sau một vài công trình nghiên cứu độc lập và khác nhau ở khắp nơi trên thế giới, kết quả thu được vẫn chưa thể thống nhất.

Năm 1981, giáo sư tình dục hoc Beverly Whipple, giảng viên đại học Rutgers ở New Jersey (Mỹ) cho biết đã tìm thấy điểm G này trong một nghiên cứu trên 400 phụ nữ, tạo cơ sở cho ý tưởng về điểm G nhân rộng trong giới khoa học.

Năm 2009, nhóm nghiên cứu từ Đại học Tổng hợp hoàng gia London lại nghi ngờ tính khoa học của câu chuyện này. Nghiên cứu của họ được tiến hành trên 1.804 phụ nữ tuổi từ 23 đến 83, dưới dạng điền vào bảng câu hỏi và mô tả các trải nghiệm tình dục. Tất cả đều là các cặp sinh đôi cùng trứng hoặc khác trứng. Nếu điểm G tồn tại, thì nhiều khả năng là người chị em sinh đôi kia - do sở hữu cùng bộ gene - cũng sẽ phải có. Nhưng trong các trường hợp được tìm hiểu, nhóm nghiên cứu nhận thấy khi một người của cặp sinh đôi nói rằng có điểm G, thì người kia lại không có. Do vậy công trình này phủ nhận sự tồn tại của điểm G.

Nhưng bên cạnh đó, các nghiên cứu khác trên lĩnh vực siêu âm lại phát hiện bằng chứng sinh lý học của điểm G ở những phụ nữ đạt được cực khoái khi giao hợp. Tiến sĩ Adam Ostrzenski, một chuyên gia phụ khoa ở Florida (Mỹ) vừa mới khẳng định ông đã tìm ra bằng chứng về điểm G. Khi giám định pháp y một bà cụ 83 tuổi, trong lúc kiểm tra thành trước âm đạo, ông phát hiện một cấu trúc giống như chùm nho. Theo nghiên cứu của ông, cấu trúc này tương tự như các mô gây cương cứng nằm trong dương vật nam giới. Và đó chính là điểm G – trung tâm tiếp nhận kích thích và khoái cảm ở nữ giới.

Một số nghiên cứu khác không đồng tình nhưng cũng không phủ nhận về điểm G. Họ đưa ra quan điểm rằng có thể có tồn tại, nhưng đó không phải là một điểm mà phải là một vùng. Đầu năm 2014 mới đây, theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Reviews Urology, điểm G cực khoái "huyền thoại" không tồn tại, thay vào đó là vùng nhạy cảm với kích thích tình dục mới – gọi tắt là CUV. Giáo sư, Bác sĩ người Ý Emmanuele A. Jannini - người đứng đầu nghiên cứu, đang làm việc tại Khoa Nội tiết và Tình dục học tại Trường ĐH Tor Vergata ở Rome - đã mô tả khu vực nhạy cảm này bao gồm cả âm vật, niệu đạo, phía trước thành âm đạo tạo thành khái niệm CUV. Đây là một cấu trúc rất năng động và nhạy cảm. Do vùng này rộng, đa dạng, nhiều vị trí cho nên nếu biết cách kích thích, khoái cảm thu được sẽ nhiều hơn.

Kết luận về điểm G vẫn chưa ngã ngũ

Cho đến nay, sự tồn tại của điểm G vẫn chưa được toàn thế giới công nhận, nhưng cũng không bị bác bỏ hoàn toàn. Tuy vậy, bất chấp việc rối ren giữa các bằng chứng ủng hộ và không ủng hộ sự tồn tại của điểm G, nhiều phụ nữ trên khắp thế giới cũng mặc nhiên chấp nhận sự tồn tại của điểm G.

Cho đến nay, sự tồn tại của điểm G vẫn chưa được toàn thế giới công nhận, nhưng cũng không bị bác bỏ hoàn toàn.

Muốn có những cuộc yêu viên mãn thì 2 vợ chồng cần chia sẻ cởi mở

Tuy nhiên, nhiều phụ nữ lại quá tin vào sự tồn tại của điểm G này đã ảnh hưởng đến tâm lý muốn cải thiện cuộc sống tình dục của họ. Những phụ nữ không thể tìm thấy điểm G sẽ cảm thấy mình khiếm khuyết một khi không thể đạt được khoái cảm. Nhiều cặp đôi ra sức tìm kiếm điểm G mà bỏ quên những kích thích nhạy cảm và thú vị khác trong đời sống tình dục, chính vì vậy mà kết quả thu được đôi khi không còn viên mãn.

Vì vậy, các chuyên gia tình dục khuyên rằng, điều quan trọng trong cuộc sống tình dục là phải biết cởi mở chia sẻ những điều gì làm bạn thích nhất và phải biết khám phá những điều khiến bạn tình cảm thấy hứng thú, đó mới chính là chìa khóa cho một đời sống tình dục thỏa mãn và khỏe mạnh chứ không phải chỉ phụ thuộc vào một điểm G nào đó, bất kể nó có thật sự tồn tại hay không.

Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề sinh lý nam nữ, vui lòng gọi điện tới số máy 1900.63.64.16 hoặc 0473.044.999 để gặp chuyên gia tư vấn.

Xem thêm :

>> Thực hư xoay quanh sự tồn tại của điểm G

>> Bạn biết gì về điểm G bí ấn?

Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu)

  Thiet ke website pro